7 loại vật liệu trần ưa chuộng nhất hiện nay

Trần nhà trong kiến trúc hiện đại đã không còn đơn thuần là những bức tường đơn điệu nữa, mà đó là những trang trí, thiết kế ấn tượng, mang đến sự mới mẻ, độc đáo. Vật liệu trần cũng khá đa dạng, tùy thuộc vào yêu cầu của gia chủ. Hãy cùng chúng tôi khám phá 7 loại vật liệu trần ưa chuộng nhất hiện nay nhé.

1. Tổng hợp 7 loại vật liệu trần ưa chuộng nhất

Vật liệu trần đảm bảo chất lượng sẽ giúp trần bền hơn. Và cũng tùy thuộc vào từng loại vật liệu mà có thể thiết kế ra những loại trần khác nhau:

1.1. Thạch cao – Vật liệu trần được ưa chuộng nhất hiện nay

Thạch cao là loại vật liệu trần phổ biến nhất hiện nay và được rất nhiều kiến trúc sư cũng như chủ đầu tư lựa chọn. So với các vật liệu trần khác, trần thạch cao nhẹ hơn từ 7-10 lần, giúp giảm trọng tải lên kết cấu của công trình. Với việc có hệ thống khung sắt hỗ trợ, việc thi công trở nên dễ dàng hơn. Trần thạch cao cũng dễ dàng tạo hình để tạo ra nhiều mẫu trần khác nhau nhất.

Trần thạch cao rất thông dụng, dễ tạo hình
Trần thạch cao rất thông dụng, dễ tạo hình

Nhờ công nghệ bọt hiện đại, trần thạch cao dòng cao cấp hiện nay có khả năng chống nước nhẹ, chống cháy, không bắt lửa và lan truyền và không mọc nấm mốc. Đây có lẽ là điều mà nhiều người quan tâm mỗi khi sử dụng trần thạch cao, nhất là ở miền Bắc với thời tiết nóng ẩm gió mùa.

Việc sửa chữa, thay thế trần thạch cao cũng vô cùng tiện lợi. Chỉ cần cắt sửa sau đó vá phần trần đó và sơn lại là bạn lại có trần nguyên vẹn mà không nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào. Nhất là khi thiết kế hệ thống đèn, cửa gió của điều hòa âm trần,… Thạch cao cũng cách nhiệt khá tốt, giúp nhà mát mẻ hơn vào mùa hè.

Thạch cao là một vật liệu có tính kỵ nước. Dù đã có nhiều cải tiến tuy nhiên thì việc vật liệu thường xuyên đọng nước sẽ làm hỏng, ố trần. Đây là nhược điểm của dòng sản phẩm này. Vì thế, khi thi công hệ thống nước, hệ thống điều hòa, tình trạng trần để tránh tình trạng bị rò rỉ nước xuống là hỏng trần.

1.2. Nhôm – Vật liệu thay thế cho những vật liệu trần truyền thống

Được làm từ hợp kim nhôm, trần nhôm có thể thay thế hoàn toàn cho những vật liệu truyền thống. Nó khắc phục được toàn bộ các yếu điểm của trần thạch cao. Không cần lo trần bị ẩm mốc, không lo nước chảy làm hỏng trần. Đặc biệt, nhôm là vật liệu cực nhẹ, giúp cho việc thi công lắp đặt và giảm tải cho công trình rất tốt.

Trần nhôm - Loại trần có độ bền tốt nhất trong các dòng
Trần nhôm – Loại trần có độ bền tốt nhất trong các dòng

Nhược điểm của loại trần nhôm chính là sự hạn chế về mẫu mã, kiểu dáng. Đây cũng là điều dễ hiểu khi mà muốn thiết kế mẫu mã cho nhôm thì cần máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến. Và cũng rất khó điều chỉnh trực tiếp trên công trình. Mọi thứ đều được chuẩn bị trước, rất khó thay đổi hay trang trí thêm. Bên cạnh đó, nếu mà trên trần có tiếng động thì âm thanh sẽ rất vang, gây ra khó chịu. Và đặc biệt kém an toàn về điện. Vì thế, các hệ thống điện chiếu sáng, điện điều hòa,…. cần phải được bọc cách điện 1 cách cẩn thận.

1.3. Nhựa – Vật liệu trần giá rẻ

Trần nhựa cũng được nhiều công trình sử dụng. Không lo hỏng do nước, giá thành thấp, dễ dàng thay thế khi hỏng hóc, màu sắc, mẫu mã đa dạng,… là những ưu điểm vượt trội của loại trần này. Trần nhựa có thể hấp thu 95-97% bức xạ nhiệt từ ngoài, ngăn chặn quá trình hấp thu nhiệt. Bởi thế, đây cũng là loại vật liệu chống nóng hiệu quả.

Trần nhựa có chi phí đầu tư tiết kiệm nhất
Trần nhựa có chi phí đầu tư tiết kiệm nhất

Một số thông tin cho thấy trong trần nhựa có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Các hạt vi nhựa theo thời gian dài bị lão hóa sẽ hòa vào không khí. Tuy nhiên thì chưa có nghiên cứu chính thống nào chỉ ra tác hại của điều đó. Bên cạnh đó, sự hạn chế về màu sắc và tính linh hoạt khi thiết kế trần cũng là điểm yếu của trần nhựa.

1.4. Trần tôn – Sự phù hợp của không gian đặc thù

Được sản xuất với công nghệ hiện đại, tôn là vật liệu làm trần nhà hoàn toàn có thể đáp ứng mọi yêu cầu về cách âm và cách nhiệt. Tôn ốp trần có độ bền cao, bền màu không bong tróc và thời gian sử dụng lâu dài. Với công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến, nhiều loại tôn thường có cấu tạo từ 2 lớp trở lên cùng với đó là màu sắc đa dạng phù hợp với đa dạng công trình. 

Trần tôn còn khá lạ với nhiều người tiêu dùng
Trần tôn còn khá lạ với nhiều người tiêu dùng

Với bề mặt trơn láng, không bám bụi nên trong quá trình sử dụng có thể giúp cho việc lau dọn và không bị ẩm mốc, làm cho không gian trần luôn được sáng, bóng. Hơn nữa, tôn là vật liệu ốp trần hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe của người dùng và thân thiện với môi trường. 

Trần tôn sẽ là sự lựa chọn phù hợp đối với ngôi nhà cấp 4 nhỏ không quá đề cao về tính thẩm mỹ. Hạn chế lớn nhất của loại vật liệu này đó chính là chỉ phù hợp với một số không gian nhất định. Đặc biệt đối với những phong cách nội thất sang trọng thì la phông trần nhà tôn hoàn toàn không phải là sự lựa chọn hợp lý

1.5. Trần xi măng – Truyền thống đến hiện đại

Vật liệu truyền thống giờ đây được công nghệ hiện đại biến ảo nên những hoa văn, thiết kế trần vô cùng lạ lẫm và đẹp. Một vài dòng trần được nhập khẩu về có thiết kế bề mặt vân gỗ vô cùng tinh tế. Nếu là một người không chuyên thì sẽ không thể nhận biết được sự khác biệt của nó. Tuy nhiên, loại trần này chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến.

1.6. Tre trúc – Vật liệu thân thuộc đến từ thiên nhiên

Làm trần bằng tre trúc đang dần trở thành xu hướng tiêu dùng mới khi mà mọi người đang dần quan tâm đến các vấn đề môi trường hơn. Chất liệu từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe, chi phí thấp, việc xử lý mối mọt và thay thế dễ dàng là một trong những ưu điểm của vật liệu này.

Trần tre trúc - Vật liệu thân thiện với môi trường
Trần tre trúc – Vật liệu thân thiện với môi trường

Với lối kiến trúc xanh hiện đại, tre trúc mang đến một vẻ đẹp rất khác so với các loại trần truyền thống. Việc tạo hình, uốn cong dễ dàng mang đến nhiều kiểu thiết kế trần độc lạ.

1.7. Trần gỗ – Sang trọng, đẳng cấp, quý phái

Từ trước đến nay, gỗ tự nhiên luôn là sự lựa chọn ưu tiên trong việc sử dụng làm đồ nội thất và kể cả trần nhà. Và đây cũng là loại vật liệu cao cấp, sang trọng mà gia đình có điều kiện mới sử dụng.

Ưu điểm của trần nhà gỗ tự nhiên

Những nét chạm khắc tinh tế trên gỗ tự nhiên sẽ tạo nên khoảng trần vô cùng sang trọng và đẳng cấp cho toàn bộ nội thất căn nhà. Đặc biệt là những dòng gỗ quý với đường vân càng tôn lên sự quý phái của gia chủ. Cũng chính bởi thế mà 100% lâu đài đều lựa chọn loại trần này dù là thiết kế nội thất cổ điển hay tân cổ điển.

Trần gỗ mang tới sự sang trọng, đẳng cấp cho gia chủ
Trần gỗ mang tới sự sang trọng, đẳng cấp cho gia chủ

Gỗ tự nhiên còn mang tới mùi hương dễ chịu, thoang thoảng, mang tới cảm giác gần gũi với thiên nhiên, dễ chịu và thư thái hơn. Đây cũng là một phần lí do khiến các gia chủ, chủ đầu tư lựa chọn loại sản phẩm này.

Gỗ tự nhiên thường có các tông đậm nhạt khác nhau, hoặc màu nâu, hoặc nâu trầm hay vàng nhạt tạo nên sự hài hòa cho tổng thể không gian nội thất. Gỗ tự nhiên còn đa dạng về loại gỗ mang lại cho gia chủ nhiều sự lựa chọn, trong đó gỗ Đinh Hương , gỗ Xoan, gỗ Sồi,… là những loại gỗ thường dùng để làm trần nhà.

Đặc biệt, ngoài là vật liệu ốp trần tốt gỗ tự nhiên còn được ứng dụng trong vật liệu lót sàn hoặc ốp tường.

Hạn chế của trần gỗ tự nhiên

Hạn chế lớn nhất của vật liệu làm trần nhà bằng gỗ tự nhiên đó chính là gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm. Chính vì thế trần la phông gỗ tự nhiên có giá thành vô cùng đắt đỏ. Vì thế, khi lựa chọn và lắp đặt cần phối hợp với các thiết kế trần đèn, hệ thống điều hòa trung tâm Daikin, hệ thống thông gió cấp khí tươi,… để đảm bảo sự chính xác.

Hơn nữa, gỗ tự nhiên còn gặp hạn chế về khả năng chống mối mọt. Vì vậy, việc sử dụng gỗ tự nhiên làm vật liệu rất dễ bị gặp tình trạng cong vênh và mối mọt. Tuy nhiên với công nghệ hiện nay, tình trạng bị mối mọt, cong vênh đã được xử lý khá tốt nên gia chủ cũng không cần quá lo lắng.

Facebook
Zalo
Gọi ngay
084 883 9595
Home